Lễ Đền Bà Chúa Kho. Khách thập phương đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Tham khảo bài viết để biết văn khấn lễ đền Bà Chúa Kho.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

1. Ý nghĩa:

Vào những ngày đầu xuân, khách thập phương từ mọi miền đất nước đổ về đền Bà chúa Kho (Bắc Ninh) để vay tiền làm ăn, cầu tài, cầu lộc, trong đó đa phần là giới thương nhân, tiểu thương. Họ quan niệm “đầu năm đi vay, cuối năm đi trả”, muốn nhờ vía của Bà để ăn nên, làm ra, kinh doanh phát đạt.

2. Sắm lễ:

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.

- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có).
Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu.

- Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.

- Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.

- Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này.

- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

3. Hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.

Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá.

Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

4. Văn khấn:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

- Con xin kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết Thánh chúng.

- Con xin kính lạy Tam phủ cộng đồng, Tứ phủ vạn linh.

- Con xin kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên Thánh mẫu, Thủy tiên thánh mẫu.

- Con xin kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh.

- Con xin kính lạy Đương niên hành khiển chí đức Tôn thần.

- Con xin kính lạy Đường cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương.


- Con xin kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh bạch xà Thần linh

Hương tử con là:....................Ngụ tại:........

Ngày hôm nay là ngày.................................

Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa Kho Thánh mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu

văn khấn lễ đền bà chúa kho


xem ngày đẹp hợp với tuổi Hội Đình Phú Xuân cách hiểu lá số tử vi bàn tay chỉ phong cáo ngôi sao trong lòng bàn tay tướng số đàn ông mặt chữ điền tá t xẠu tử vi thứ bảy Nạp Âm GƯỜNG Sao co than 9 cúng động thổ chủ tài phú tài lộc tu van phong thuy lịch sử tên gọi nha trang tướng tai Sao Bệnh cô đơn mÃÆo mệnh Lộ Bàng Thổ đá phong thủy mang lại may mắn món 6 nguyên tắc bố trí nội thất phòng thien ma cach phong thủy bắp cải Bo tính tình Giấc mơ top 4 Đặt tên vần H cho may mắn P1 xem tượng Lễ hội yeu ngôi chùa Sao Kình Dương Tính tình Bản mệnh xem tử vi nguyên tắc bài trí cầu thang thức tỉnh tá ³ Giac mo ト黛 VAN KHAN ONG TAO Đào các tên hay cho bé gái 2014 mệnh vợ chồng thùng